;

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

viem gan ở trẻ em

viem gan ở trẻ em

Viêm gan B được truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ hoặc trong quá trinh sinh nở. Tỉ lệ lây truyền có thể đạt đến 70% trường hợp nếu mẹ có kháng nguyên bề mặt (HBsAg) và kháng nguyên (HBeAg) đều dương tính. Hầu hết những trẻ này sẽ trở thành những trẻ mang mầm bệnh không triệu chứng. Ngược lại, những trẻ sinh ra từ những bà mẹ có kháng nguyên HBeAG âm tính thường có nguy cơ cao tiến triển đến viem gan sieu vi tối cấp trong vòng 12 tuần đầu sau sinh do sự truyền các virus biến dị (pre-core mutant hepatitis virus) từ người mẹ. Cả hai tình trạng bệnh trên đây đều có thể được ngăn ngừa nếu dùng vaccin cho tất cả các trẻ có mẹ mang bệnh viêm gan virus B, bất kể là kháng nguyên HBeAg như dương tính hay âm tính.

Viem gan A cấp tính là nguyên nhân gây suy gan thường gặp nhất ở trẻ em và cũng là thể có tiên lượng tốt nhất. Viêm gan virus B, C và D ít gây nên suy gan cấp tính hơn. Virus G và các virus lây truyền qua đường truyền máu, cũng là những virus có thể truyền từ mẹ chưa có bằng chứng cụ thể là có khả năng gây suy gan cấp. Viêm gan thứ phát sau một số virus khác như Epstein-Barr virus và parvovirus B19 đôi khi cũng đưa đến viêm gan tối cấp. Khoảng 50% trẻ em mắc viêm gan virus cấp tính không thể xác định được tác nhân cụ thể và được xếp vào nhóm viêm gan tối cấp không thuộc nhóm A-G. Tiên lượng của nhóm này rất đen tối và ít có bệnh nhi nào có thể hồi phục mà không nhờ đến ghép gan. Biểu hiện lâm sàng bao gồm những biểu hiện tiền triệu như chán ăn, nôn mửa, mệt mỏi, vàng da tăng dần sau đó là rối loạn đông máu và bệnh lý não do gan. Chẩn đoán bằng huyết thanh chẩn đoán virus và loại trừ các nguyên nhân gây suy gan cấp khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét