;

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Bệnh viêm gan siêu vi trùng B có khỏi hẳn không?

Bệnh viêm gan siêu vi trùng B có khỏi hẳn không?


Các thuốc điều trị viêm gan B mãn tính hiện nay nhằm mục đích làm cho siêu vi B ngưng hoạt động, không sinh sản được (đưa về dạng người lành mang mầm bệnh)và như vậy ngăn chặn và giảm thiểu tối đa biến chứng xơ gan và ung thư gan. Khi ấy thử máu chỉ còn vỏ HBsAg mà không thấy HBV - DNA (HBV - DNA = 0).

Tỉ lệ này đạt được sau một năm điều trị với lamivudine khoảng 39-72%.

Người bệnh vẫn phải được bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện có chuyên khoa viêm gan siêu vi lên kế hoạch điều trị và theo dõi liên tục bởi vì siêu vi B vẫn còn tồn tại trong cơ thể và vẫn có khả năng tái hoạt động gây biến chứng tại gan.

- Rất ít trường hợp cơ thể loại cả vỏ HBsAg tỉ lệ loại trừ hoàn toàn siêu vi B (HBsAg âm tính) khoảng 1% sau một năm điều trị.

Bệnh viem gan siêu vi B rất đặc biệt vì đa số người bệnh không có triệu chứng. Phần lớn các trường hợp lây từ người mẹ sang con khi sinh nở. Khi siêu vi trùng gan B nhập vào cơ thể đứa trẻ thì virus này sinh sôi nảy nở rất là tự do vì đứa bé không có đủ kháng thể để chống bệnh.

Giai đoạn này được gọi là giai đoạn sống tự do giữa siêu vi trùng gan B và người bệnh, cơ thể bệnh nhân hoàn toàn không đủ khả năng nhận biết hoặc loại trừ siêu vi trùng gan. Vì vậy nên giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng gì cả. Cho tới khi mà cơ thể người bệnh đủ sức nhận ra có những kẻ thù đang sống chung với mình thì mới bắt đầu sản xuất ra những kháng thể để từ từ chống lại.

Còn những trường hợp mắc bệnh viem gan B khi đã trưởng thành, thường từ tuổi dậy thì đến 30. Trong các trường hợp này người bệnh thưòng có những giai đoạn bị vàng da cấp tính hoặc mệt mỏi, kiệt sức, biếng ăn, đau bụng , buồn nôn, da mặt trở nên vàng và nước tiểu có màu vàng đậm như trà đậm. Khi thấy những triệu chứng đó chứng tỏ người bệnh đang mắc siêu vi gan cấp tính.

Đó là lúc diễn ra sự đấu tranh giữa 2 bên: kháng thể và siêu vi trùng để tìm cách chống lại và đẩy virus siêu vi B ra ngoài, gây ra tình trạng hư hoại các tế bào gan, làm phân tích chất dịch trong gan ra ngoài. Những sắc tố màu vàng thấm vào da và được tiết ra ngoài nước tiểu. Giai đoạn đó được gọi là siêu vi gan cấp tính.

Thường khoảng 90% những người bị siêu vi gan B cấp tính lành bệnh sau 1-2 tháng, từ từ bớt vàng da và bệnh nhân được phục hồi. Tuy nhiên, một số sẽ tiếp tục chuyển qua giai đoạn từ cấp tính đến kinh niên.

Đó là trạng thái viêm gan B mãn tính. Lúc này bệnh nhân trở lại ăn uống bình thường không có triệu chứng nhiều, đôi khi chỉ mệt mỏi hơn bình thường đặc biệt vào buổi chiều hay trên da xuất hiện các vết đỏ nổi lên trước ngực hay những vết bầm tím ở chân, đau nhức khớp xương, ăn không ngon …Đó là những triệu chứng thường thấy ở những người bị viêm gan siêu vi B kinh niên.

Tóm lại, bệnh viêm gan siêu vi B phần lớn sẽ không có triệu chứng rõ rệt ngoài trừ trong giai đoạn cấp tính thì có biểu hiện vàng da, ói mửa, đau bụng…

Điều tri benh viem gan b


Mục đích điều trị viêm gan B mạn tính là làm sạch vius, cải thiện quá trình viêm và hoại tử ở gan. Hiện nay chúng ta có khá nhiều các loại thuốc đã được nghiên cứu kỹ có kết quả tốt trong việc chữa trị bệnh này. Hiện có 4 loại thuốc đã được công nhận là có hiệu quả trong việc điều trị viêm gan siêu vi B . Đầu tiên là loại thuốc chích Interferon hay còn gọi là Intron A. Thuốc kế tiếp mở một cuộc cách mạng trong việc chữa trị căn bệnh này là loại thuốc uống đơn giản hơn gọi là Lamivudin. Năm năm trở lại đây xuất hiện một loại tốt hơn là Adefovir với tên thương mại là Hepsera. Hai năm gần đây có thêm những loại thuốc mới hơn, hiệu quả mạnh hơn nữa là Entecavir, tên thương mại là Baraclude.

Tuy nhiên, cho tới hôm nay, tất cả những loại thuốc này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu theo dõi. Vì vậy, lời khuyên của giới chuyên gia là bệnh nhân siêu vi gan B mãn tính nên tiếp tục uống thuốc lâu dài và được theo dõi thường xuyên để xem virus có tái phát hay không. Thời gian chữa bệnh tùy thuộc loại thuốc, phản ứng của bệnh nhân và việc sử dụng thuốc có đều đặn hay không, người bệnh có đủ khả năng tài chính để uống đều thuốc hay không… Cho nên người bệnh cần được thầy thuốc hướng dẫn, theo dõi để biết hiệu quả thuốc và cố gắng uống thuốc lâu dài để tạo điều kiện cho virus bị tiêu diệt một triệt để.

Việc phát hiện qua các triệu chứng như toàn thân mệt mỏi, ngứa, sốt nhẹ, đau tức vùng gan, nước tiểu sẫm màu… và qua xét nghiệm chứng minh cần được chữa trị kịp thời tránh chuyển sang mạn tính. Các thuốc trên đây thực chất không thể chữa trị được dứt điểm bệnh gan đã mắc mà chỉ có vai trò ngăn chặn và hoặc tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hoại của virus cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi. Tốt nhất và trước tiên phải biết giữ gìn cho gan khỏe mạnh.

(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét