;

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

chó đẻ trị bệnh viêm gan b

Cây chó đẻ hay còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, tên khoa học là Phyllanthus amarus, có thành phần hoạt chất gồm alcaloit, flavonoit, vitamin C..., Trong kinh Vệ Đà của Ấn độ đã ghi tác dụng chính của cây là giải độc và bảo vệ tế bào gan. Những năm sau này nhiều công trình của các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật, châu Mỹ Latin, Philippines, Cuba, Nigeria, Guam, Bắc Phi và Tây Phi cũng đã công bố cây chó đẻ chữa bệnh vàng da và viêm gan siêu vi B. Các nghiên cứu trên thực nghiệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh cơ chế tác dụng của cao chó đẻ chính là ức chế sự sao chép tế bào của virus viêm gan B (HBV), không cho virus sinh sản.tri benh viem gan b

Giáo sư S. Jayaram và các cộng sự của đại học Madras (Ấn Độ) thử nghiệm trên 28 người tình nguyện đã nhiễm virus viêm gan B, uống liều 250mg chó đẻ từ 1-3 tháng, tỉ lệ người khỏi bệnh là 54,5%. Nếu trích ly hoạt chất và bào chế ở dạng viên nang 200mg, uống ba lần trong ngày, sau 15-20 ngày điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh là 59%.

Cây chó đẻ còn được chứng minh có tác dụng điều hòa huyết áp, đó là công trình nghiên cứu kết hợp giữa Nhật và Paraguay.

Bên cạnh sử dụng cây chó đẻ, bác Trung còn ăn uống kiêng cữ, cai rượu, thuốc lá, giảm ăn chất béo, điều đó giúp gan không bị nhiễm độc, cũng không phải làm việc quá tải mà còn tăng cường hoạt động của gan. Đông y còn chú trọng yếu tố tinh thần, thái độ lạc quan, yêu đời, năng tập luyện thể dục, những điều đó cũng góp phần cải thiện cho gan. Chính nhờ những điều trên, bác đã phục hồi sức khỏe, không còn lo lắng buồn phiền vì căn bệnh trên nữa.

Bác Nguyễn Viết Kỹ chỉ nói mình bị viêm gan siêu vi mãn tính (mà không nói rõ loại gì) và đã sử dụng vừa thuốc tây thuốc nam, nhưng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ lại khuyên không được uống chó đẻ răng cưa. Vì vậy theo bài viết của chúng tôi, bác có thể tham khảo về cây chó đẻ để hiểu tác dụng của nó. Nếu bác đã có đầy đủ các kết quả xét nghiệm và muốn sử dụng thuốc nam, bác nên đến các phòng khám y học cổ truyền có uy tín để được chẩn đoán chính xác hơn trước khi quyết định dùng cây diệp hạ châu hay không. Không nên nghe lời khuyên của người quen khi chưa có kết quả chẩn đoán chuẩn xác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét