;

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Bệnh Viêm gan C lây truyền như thế nào và làm sao ngăn ngừa sự lây truyền này ?

Bệnh Viêm gan C lây truyền như thế nào và làm sao ngăn ngừa sự lây truyền này ?

Viêm gan siêu vi C (HCV) lan rộng hiệu quả nhất trong máu. Do đó, HCV lây lan qua máu và các sản phẩm từ máu, ghép các tạng đặc bị nhiễm (như gan, thận, tim..) và kim tiêm bị nhiễm ở người chích ma tuý. Trong hồi cứu, HCV là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm gan, do truyền máu ở thập niên 80. Thời đó, HCV chưa được nhận diện, và những ca viêm gan sau truyền máu được gọi là viêm gan nonA_nonB.

Đầu thập niên 80, nguy cơ nhiễm HCV do truyền máu cao khoảng 15%. Giữa thập niên 80, khi việc sử dụng máu được bán dừng lại, và máu được kiểm tra HIV, thì nguy cơ viêm gan sau truyền máu còn 5%. Rồi nguy cơ này giảm một nữa khi máu được kiểm tra kỹ các dấu ấn siêu vi, sự tăng men gan ALT và kháng thể nhân của viêm gan siêu vi B. Cuối cùng, việc cách ly HCV và phát triển những xét nghiệm tầm soát HCV đã giảm đột ngột nguy cơ mắc phải HCV qua truyền máu.

Tất cả máu người cho gần đây đều được kiểm tra theo một qui trình (panen ): kháng thể HCV, kháng thể bề mặt virus viêm gan siêu vi B, kháng thể nhân virus viêm gan siêu vi B, tăng men ALT, kháng thể HIV, và giang mai. Kết quả là, nguy cơ nhiễm HCV từ một đơn vị máu <1 /100.000. Nguy cơ này sẽ thấp hơn vào một ngày nào đó khi những xét nghiệm đo lường acid nucleic của virus viêm gan siêu vi C được phổ biến toàn cầu trong việc kiểm tra máu.

Ngày nay, HCV lây truyền thường nhất qua tiêm truyền tĩnh mạch, theo số liệu cho thấy có khoảng 60% trường hợp mới. Ngoài ra, 50-60% người dùng thuốc tiêm tĩnh mạch mới bị nhiễm trong 6 tháng đầu sử dụng, gần 90% bị nhiễm trong vòng 1 năm. Nhóm khác sử dụng thuốc bất hợp pháp như cocaine, cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm HCV mắc phải.

HCV có thể lây qua đường tình dục, nhưng không nhiều. HCV bị cô lập trong tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt.

Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền HCV từ người bị nhiễm sang vợ hoặc chồng hay bạn tình không dùng bao cao su của họ cả đời chỉ khoảng 1-4%. Trung tâm quản lý và phòng ngừa bệnh (CDC) đã không khuyến cáo sử dụng kỹ thuật cản trở (ví dụ : bao cao su) cho những người nhiễm HCV có quan hệ một vợ một chồng trong thời gian dài. Mặt khác, người có nhiều bạn tình nên dùng bao cao su. Hơn nữa, quan hệ tình dục an toàn là chìa khoá để phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục khác như HIV và viêm gan siêu vi B.

Thực phẩm, nước, sữa mẹ, hắt hơi, ho, ôm hôn, tiếp xúc thông thường, dùng chung đồ vật hay ly nước uống không ghi nhận lây nhiễm viêm gan siêu vi C. Hơn nữa, viêm gan siêu vi C không lây qua hôn nhau, trừ phi có vết thương hở. Tuy nhiên, để nhận thức rõ hơn về viêm gan siêu vi C lây qua máu, việc dùng chung dao cạo và bàn chải đánh răng nên tránh.

Thật thú vị là CDC không tìm thấy một mối liên quan nào giữa việc xăm mình và nhiễm HCV. Tuy nhiên, thật nực cười khi quá thận trọng trong việc xăm mình bao gồm cả việc các nghệ sĩ mang găng và dùng các dụng cụ sài một lần rồi bỏ. Ngược lại, với viêm gan siêu vi B, lây nhiễm viêm gan siêu vi C từ mẹ sang con trong lúc sinh không thường gặp.

Nhiễm HCV cũng có thể mắc phải liên quan nghề nghiệp. Vì vậy, nhân viên y tế tiếp xúc với máu, dịch, và kim tiêm bị nhiễm tăng nguy cơ đối với HCV. Nguy cơ nhiễm HCV qua kim tiêm ở những người đã dò tìm HCV chiếm khoảng 5% và trung bình khoảng 2%. Nguy cơ này cao hơn với kim tiêm lớn rỗng và khả năng lượng máu lớn vào kim nhiều hơn. Trong y khoa, bệnh nhân lọc máu và nhóm những người lọc thận có tần suất nhiễm HCV cao hơn trong cộng đồng.

Có thể làm gì để ngừa bệnh viêm gan C:

Kháng thể miễn dịch huyết thanh, được cho sau khi tiếp xúc với HCV, không được mong đợi sẽ bảo vệ những người nghi ngờ bị mắc phải HCV. Ngoài ra, hiện nay không có một vaccine nào cho HCV. Tuy nhiên, vaccine viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi B được khuyến cáo cho bệnh nhân bệnh gan HCV. Như đã lưu ý, những người tiêm ma tuý đường tĩnh mạch vẫn còn là phương tiện lây nhiễm viêm gan siêu vi C phổ biến nhất. Lý tưởng là người dùng ma tuý ngưng sử dụng và tham gia chương trình cai nghiện. Tuy nhiên, những người nghiện nặng thì không nên dùng lại và chia sẻ kim tiêm, ống tiêm, nước và nguyên liệu khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét