;

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Bệnh viêm gan c, viêm gan siêu vi c

bệnh viêm gan C là bệnh do siêu vi viêm gan C - một loại virút - xâm nhập tế bào gan, gây ra bệnh viêm gan. HCV xâm nhập thẳng vào cơ thể qua máu; rồi tấn công tế bào gan và sinh sôi nảy nở tại đây, làm cho tế bào gan sưng lên và đồng thời giết các tế bào gan. Có đến 80% những người bị nhiễm HCV có khả năng trở thành bệnh kinh niên (chronic) - có nghĩa là 6 tháng sau khi bị nhiễm, bệnh vẫn không hết. Ða số những người bị HCV kinh niên không thấy có triệu chứng nào và vẫn có cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, trong số 10 - 25% người có HCV kinh niên, bệnh sẽ âm thầm tiến triển trong khoảng 10 - 40 năm, và có thể làm hư gan trầm trọng, xơ gan (cirrhosis), hoặc ung thư gan. 
Hiện nay bệnh viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu đưa đến việc thay ghép gan tại Hoa Kỳ. Cho đến nay chưa có thuốc chích ngừa hoặc thuốc để chữa lành hẳn bệnh HCV. Tuy nhiên nhiều phương pháp trị liệu được áp dụng có thể tiêu diệt và/hoặc làm chậm lại hay chận đứng sự phát triển của HCV cho một số người.

Cách lây nhiễm của bệnh viêm gan c như thế nào ?

Siêu vi viêm gan C lưu hành trong máu, do đó bệnh viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu. Những đường lây nhiễm siêu vi C chủ yếu:
Người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C: Mặc dù các biện pháp lựa chọn người cho máu đang được áp dụng, Viêm gan siêu vi C vẫn có thể lọt lưới và được truyền sang người nhận.
Dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C: Sử dụng chung kim tiêm ở những người nghiện ma túy làm gia tăng đáng kể lây nhiễm bệnh viêm gan C.
Nhân viên Y tế: Bất kỳ nhân viên Y tế nào (Bác sỹ, Nha sỹ, Y tá, Y công.) cũng có thể bị nhiễm Viêm gan siêu vi C do tiếp xúc với bệnh phẩm chứa siêu vi trong qúa trình làm việc.
Ðường tình dục: Có nguy cơ lây nhiễm siêu vi C qua quan hệ tình dục nhưng hiếm hơn bệnh viêm gan B.
Mẹ truyền sang con: Người ta ghi nhận có sự lây truyền từ mẹ sang con, nhưng tỉ lệ thấp.
Nguyên nhân khác: xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi C.
Không rõ đường lây nhiễm: chiếm 30-40% trường hợp. 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét