;

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Bệnh sán lá gan và thuốc điều trị

Benh san la gan và thuốc điều trị

Sau thời gian khan hiếm, đến cuối tháng 6.2006 thuốc đặc trị bệnh sán lá gan lớn- Triclabendazole đã có trở lại. Thỏa bao trông chờ, người bệnh thở phào nhẹ nhõm. Giải đáp sự thiếu hụt này ông Huỳnh Hồng Quang (Trưởng Khoa Khám điều trị bệnh nhiệt đới- Viện Sốt rét- Ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn) chỉ cho biết vắn tắt: Triclabendazole là do một hãng dược phẩm nước ngoài độc quyền sản xuất. Thuốc do Viện Sốt rét KST, CT Trung ương cung cấp. Tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn (Viện sốt rét) điều trị miễn phí loại thuốc đặc trị này (Triclabendazole)Theo một số thông tin trên báo chí thì giá thuốc loại này rất cao- khoảng 3 triệu đồng/liều 2 viên(?)

Tại sao thời điểm này có nhiều người nhiễm sán lá gan? Ông Quang cho rằng: vì có phương tiện chẩn đoán hiện đại (siêu âm, xét nghiệm..), nhiều phương tiện thông tin đại chúng phổ biến triệu chứng, tránh phần nào “đường vòng” như trước. Bác sĩ trong chẩn đoán lâm sàn dễ nhầm với bệnh khác, rồi chữa bao vây, khi không hết bệnh mới nghĩ đến bệnh sán lá gan. Bệnh sán lá gan có triệu chứng lâm sàn giống các bệnh: viêm đại tràng, viêm thần kinh liên sườn, đau dạ dày, tá tràng..viem gan

Đường lây nhiễm của bệnh sán lá gan thông thường từ: bò, cừu, các loại rau trồng trong nước đọng thường xuyên. Chu trình của sán lá gan như sau: Từ bò, cừu nhiễm sán lá gan, thải phân có trứng sán ra môi trường tự nhiên; trứng nở ra ấu trùng bám vào các loài cua, ốc, các loại rau (ngổ, rau muống...) trồng trong vùng nước đọng. Khi người ăn vào, ấu trùng xâm nhập qua ruột, vào gan, làm tổn thương gan, áp xe gan, mật. Người bị nhiễm sán lá gan có triệu chứng gần giống như bệnh đường tiêu hoá. Người bệnh thường có hiện tượng ăn khó tiêu, chướng hơi, ói mửa, đau một bên sườn, da xanh thiếu máu... Bệnh nặng gây sốt, đau thốn dữ dội vùng bụng. Để lâu không can thiệp dễ tử vong. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng: áp xe gan, vỡhoặc xơ hoá bao gan, nhiễm trùng đường mật, vỡ ổ áp xe vào màng tim, màng phổi.

Bác sĩ chẩn đoán qua siêu âm, xét nghiệm máu phát hiện sán lá gan, điều trị bằng thuốc đặc trị- Triclabendazole- theo phát đồ (chỉ một lần- khoảng 2 viên). Thời gian điều trị tại Viện Sốt rét từ 3-5 ngày, sau đó điều trị ngoại trú. Sau từng chu kỳ, 3- 6- 12 tháng có kiểm tra (bằng siêu âm) BS điều trị có thể khẳng định bệnh nhân đã dứt bệnh hay chưa. Theo ông Quang: Hiệu quả điều trị ở Viện Sốt rét Quy Nhơn là 97-98% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn, không biến chứng. Viện điều trị không lấy tiền thuốc (đặc trị sán lá gan), mỗi bệnh nhân chỉ tốn chừng 100 ngàn đồng (?)

Hiện nay thuốc Triclabendazole khá dồi dào. Mấy tháng trước thuốc này khan hiếm, có bệnh nhân nặng, biến chứng phải điều trị kháng sinh. Cũng trong thời gian này (từ tháng 1 đến tháng 4), Viện dùng các loại thuốc: Mebendazole, Metronidazole thay cho Triclabendazole cũng có hiệu quả đáng kể.

Trong thời gian khan hiếm thuốc đặc trị, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM dùng thuốc Artesunate (thuốc điều trị sốt rét) cũng cho kết quả khả quan (tỷ lệ khỏi bệnh sau một năm từ 75-80%) chi phí rẻ- chỉ khoảng 100 ngàn đồng/cas. Tuy vậy đây là kết quả còn đang nghiên cứu chưa phổ biến rộng.

Khi có thuốc thay thế, giá rẻ, dễ mua, phổ biến trên thị trường thì người bệnh đỡ lo lắng, điều trị được kịp thời, tránh biến chứng nhiều hơn.

Tất nhiên là phòng bệnh hơn chữa bệnh, ăn chín uống sôi, rau sống rửa sạch bằng nước muối, thuốc tím, không ăn gỏi cá, gan, thịt bò, cừu chưa nấu chín… sẽ tránh được nguy cơ bị nhiễm sán lá gan ở người .
San lá gan một căn bệnh thật nguy hiểm nên ăn uống giữ gìn vệ sinh nhé các bạn để phòng mọi bệnh tật về gan như Viem gan a, Viem gan B, các bệnh về đường ruột,...

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét