Các loại men gan ALT và
AST do tế bào gan tạo ra thường có một hàm lượng cố định trong máu,
bình thường là <40IU/l huyết thanh. Nhưng khi vì một lý do nào đó gan
bị tổn thương, hàm lượng các men này sẽ tăng cao, trong trường hợp viêm
gan cấp tính men này có thể tăng gấp 10-20 lần.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao nhưng
trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan tăng thường
tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Tuy nhiên đó mới là những gợi
ý thông thường nhất bởi trong thực tế có những trường hợp viêm gan rất
nặng nhưng nồng độ men gan trong máu tăng rất ít. Trong một số trường
hợp khác việc gia tăng nồng độ men gan lại không liên quan gì đến gan.
Tuy vậy nói một cách chung nhất thì sự thay đổi men gan là những dấu
hiệu hữu ích trong chẩn đoán bệnh.
Một số nguyên nhân hay gặp làm tăng nồng độ men gan bao gồm những nguyên nhân tại gan và nguyên nhân ngoài gan như:
- Viem gan sieu vi trung cấp do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên.
- Viêm gan mạn tiên triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, chất độc, thiểu dưỡng, ung thư gan.
- Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp…
cũng làm tăng men gan nhưng mức độ tăng không nhiều như trong viem gan.
- Các bệnh truyễn nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu... trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan.
- Ngoài ra còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do điều trị thuốc,
chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều bia rượu cũng làm thay đổi men
gan so với bình thường.
Tóm lại có nhiều nguyên nhân làm thay đổi men gan trong máu so với
chỉ số bình thường nhưng thường gặp nhất là viêm gan với nồng độ men gan
tăng rất cao gấp 10 lần và hơn thế nữa. Việc chẩn đoán chính xác bệnh
lí nào còn phải kết hợp với một số XN để đánh giá chức năng gan nữa, bởi
men gan tăng cao mới chỉ là những dấu hiệu ban đầu mang tính gợi ý mà
thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét