Những điều cần biết về viem gan B trong thời gian mang thai
Khi mang thai thì sức đề kháng của phụ nữ rất thấp do đó khi bị nhiễm
bệnh sẽ dễ dẫn đến bệnh nặng hơn và tử vong cao hơn do suy gan cấp hoặc
tối cấp và nếu hồi phục thì cũng dễ diễn tiến mạn tính hơn người thường.
Chưa kể là rất nguy hiểm cho bào thai (dể sẩy thai, dọa sinh non hoặc
thai chết lưu) khi đang trong đợt viem gan sieu vi
Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Ngày nay nhờ tiêm ngừa
sớm các mũi vaccine thụ động và chủ động mà hơn 90% trường hợp trẻ sinh
ra có mẹ bị VGSV B được bảo vệ hoàn toàn khỏi virus.
Lây nhiễm VGSV B từ mẹ sang con đa số xảy ra trong thới kỳ chu sinh hoặc
những tháng đầu sau sinh. Tỷ lệ lây nhiễm VGSV B từ mẹ truyền sang cho
con là từ 10-40% nếu mẹ có HbeAg (-) và 95% nếu mẹ có HbeAg (+). Gần
đây, nồng độ HBV DNA cao trong máu mẹ được coi là yếu tố nguy cơ lây
nhiễm chu sinh mặc dù đã được dự phòng đầy đủ. Trẻ bị nhiễm bệnh từ bé
thì 70- 90% sẽ diễn tiến sang dạng mang virus mạn tính và nguy cơ xơ gan
và ung thư gan sẽ rất cao và xảy ra sớm hơn
Trong trường hợp vợ bị viêm gan B chồng không bị liệu trẻ em sinh ra có bị viêm gan hay không
Vợ bị bệnh VGSV B, chồng đã có tiêm ngừaVGSV B rồi thì sẽ không bị lây
bệnh. Nhưng con cái sẽ vẫn có nguy cơ lây bệnh từ mẹ chúng. Ngược lại,
nếu chồng bệnh, vợ đã được tiêm ngừa thì vợ sẽ không bị lây bệnh và con
cái sẽ không bị lây bệnh từ mẹ chúng.
Nếu mẹ không may bị nhiễm Viem gan sieu vi trung B, thì tùy vào giai đoạn bệnh và nồng độ
virus mà sẽ có hướng cụ thể để bảo vệ cho bé như dùng thuốc diệt virus
vào 3 tháng cuối thai kỳ, tiêm ngừa 2 mũi thụ động và chủ động cho bé
ngay lúc sinh ra, không cho bú mẹ…
Hãy dành những gì tốt đẹp nhất để chào đón bé yêu của bạn chào đời,
Phụ nữ đang điều trị VGSV B mà có thai thì tùy tình trạng sẽ có hướng
giải quyết cụ thể. Thông thường thì sẽ ngưng thuốc vào những tháng đầu
thai kỳ, theo dõi sát và dùng lại thuốc vào các tháng cuối để giảm tối
đa lượng virus xâm nhập vào bé khi sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét