(Bệnh sán lá gan nhỏ: Clonorchiasis)
ICD-10 B66.1: Clonorchiasis
(Bệnh sán lá gan lớn: Fascioliasis)
ICD-10 B66.3: Fascioliasis
Bệnh
sán lá gan gồm bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis, Opisthorchiasis) và
bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống
bệnh truyền nhiễm.
1. Đặc điểm của bệnh:
1.1. Định nghĩa ca bệnh:
- Ca bệnh lâm sàng:
+
Bệnh sán lá gan nhỏ: thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn
tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu); đôi khi có biểu hiện sạm da,
vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.
+
Bệnh sán lá gan lớn: thường có các triệu chứng đau vùng hạ sườn phải lan
về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc
hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau
bụng. Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu
hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa...
- Ca bệnh xác định
+ Bệnh sán lá gan nhỏ: xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân hoặc dịch tá tràng.
+
Bệnh sán lá gan lớn: xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân hoặc xét
nghiệm máu bằng kỹ thuật miễn dịch (ELISA) tìm thấy kháng thể kháng sán
lá gan lớn trong huyết thanh bệnh nhân.
1.2. Chẩn đoán phân biệt với
một số bệnh tương tự: Viêm gan siêu vi, áp xe gan do các loại ký sinh
trùng khác (amíp, giun đũa, toxocara...) hoặc do vi khuẩn (áp xe đường
mật), ung thư gan (u gan), cơn đau dạ dày...
1.3. Xét nghiệm:
- Loại mẫu bệnh phẩm:
+ Bệnh phẩm là phân để tìm trứng sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn.
+ Bệnh phẩm là máu trong xét nghiệm ELISA tìm kháng thể kháng sán lá gan lớn trong huyết thanh người bệnh.
- Phương pháp xét nghiệm: xét nghiệm phân theo phương pháp Kato, xét nghiệm máu theo kỹ thuật miễn dịch ELISA.
2. Tác nhân gây bệnh:
- Tên tác nhân:
+ Sán lá gan nhỏ: có 3 loại Clonorchis sinensis; Opisthorchis viverrini; Opisthorchis felineus
+ San la gan lớn: có 2 loại Fasciola hepatica; Fasciola gigantica
-
Hình thái: Sán lá gan lớn và nhỏ đều có hình lá, thân dẹt và kích thước
khác nhau tùy loài; loài sán lá gan lớn kích thước lớn hơn rất nhiều so
với sán lá gan nhỏ. Cơ thể sán đều là lưỡng giới, vừa có tinh hoàn và
buồng trứng trên một cơ thể sán.
- Khả năng tồn tại trong môi trường
bên ngoài: Trứng sán lá gan có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên
ngoài rất kém, nhiệt độ ánh sáng mặt trời trên 700C trứng sẽ bị hỏng.
Tuy nhiên, trứng sán muốn phát triển thành ấu trùng phải có môi trường
nước, nếu trên cạn trứng sẽ bị hỏng và không phát triển được, khả năng
tồn tại của sán lá gan trưởng thành ở ngoại cảnh cũng rất kém.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét