Bệnh viêm gan siêu vi trùng C là gì?
- Trước thập niên 90, người ta chỉ mới biết có bệnh Viêm gan siêu vi A và B. Sau đó, có những trường hợp Viêm gan nhưng không tìm thấy siêu vi A hay B nên người ta gọi đó là Viêm gan không phải A không phải B Từ năm 1989, một siêu vi khuẩn mới được phát hiện cũng có khả năng gây viêm gan, đó là siêu vi C. Từ đó, các xét nghiệm mới để khảo sát siêu vi C ra đời. Khi làm các xét nghiệm này cho những bệnh nhân bị viêm gan không phải A không phải B thì người ta phát hiện đa số những người này có sự hiện diện của siêu vi C.- Ngoài siêu vi A, B, C, bệnh viêm gan còn có thể gây ra do các loại siêu vi khác như siêu vi D, E, G...
viêm gan C có giống siêu vi B hay không?
- Không. Đây là hai loại siêu vi hoàn toàn khác nhau về cấu trúc lẫn khả năng gây bệnh nhưng cả hai loại siêu vi trên đều gây hư hại cho gan.
Có nhiều người bị bệnh này không?
- Người ta phỏng đoán có khoảng 150 - 200 triệu người đang mang siêu vi C mãn tính trên toàn thế giới. Mỗi năm, cứ 100000 người, sẽ có từ 1-3 người mới mắc bệnh. Tỷ lệ người nhiễm siêu vi C thay đổi theo từng vùng ( trung bình 0,1- 5% ). Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ này vào khoảng 2% và còn có khuynh hướng gia tăng.
Tôi bị nhiễm viem gan C bằng cách nào?
- Siêu vi C được lây truyền chủ yếu qua đường máu. Do vậy, vì bất cứ lý do gì mà chúng ta tiếp xúc với máu của những người bị nhiễm siêu vi C thì đều có khả năng mắc bệnh này.
- Khoảng 10 năm trước đây, những trường hợp nhiễm bệnh do truyền máu chiếm 10%. Hiện nay, nhờ có các phương thức để tầm soát siêu vi C ở những người cho máu, cho nên nguy cơ lây nhiễm sau truyền máu đã giảm đi đáng kể, chỉ còn vào khoảng 0,5% ở các nước phát triển. Ở nước ta hiện nay, tại các bệnh viện và các trung tâm y tế lớn, người ta đã đặc biệt chú ý đến việc tìm và loại bỏ các máu bị nhiễm siêu vi C, HIV...
- Đường truyền bệnh khá quan trọng hiện nay là qua việc dùng chung kim và ống chích. Có khoảng 60-90% những người chích xì ke sẽ bị nhiễm siêu vi C.Ngay cả khi dùng kim và ống chích riêng, những người chích xì ke vẫn có thể bị nhiễm bệnh là do họ vẫn dùng chung các vật dụng để chuẩn bị cho mũi chích như muỗng, màng lọc... Ở những người hít cocain mà không chích xì ke vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm siêu vi C do việc chia xẻ các mẫu thuốc hít và do họ thường bị những vết trầy sướt hay loét ở niêm mạc mũi.
Những phương cách lây truyền khác:
- Qua tiếp xúc tình dục: khác với siêu vi B, việc lây lan siêu vi C do tiếp xúc
tình dục rất thấp nếu chúng ta giữ chế độ " Một vợ, một chồng ".
- Tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con thay đổi từ 0,3%, nếu mẹ bị nhiễm thêm HIV
thì khả năng lây truyền siêu vi C cho con có thể lên đến 20-30%
- Châm cứu, xâm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng,
dao cạo râu...với người bị bệnh.
- Do sử dụng các dụng cụ không đảm bảo sát trùng đầy đủ trong lúc mổ hoặc
khi thực hiện các thủ thuật như nội soi, sinh thiết, chữa răng...Tuy nhiên, có
khoảng 20-40% bệnh nhân bị viêm gan C mà không tìm được nguồn lây rõ ràng.
- Qua tiếp xúc tình dục: khác với siêu vi B, việc lây lan siêu vi C do tiếp xúc
tình dục rất thấp nếu chúng ta giữ chế độ " Một vợ, một chồng ".
- Tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con thay đổi từ 0,3%, nếu mẹ bị nhiễm thêm HIV
thì khả năng lây truyền siêu vi C cho con có thể lên đến 20-30%
- Châm cứu, xâm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng,
dao cạo râu...với người bị bệnh.
- Do sử dụng các dụng cụ không đảm bảo sát trùng đầy đủ trong lúc mổ hoặc
khi thực hiện các thủ thuật như nội soi, sinh thiết, chữa răng...Tuy nhiên, có
khoảng 20-40% bệnh nhân bị viêm gan C mà không tìm được nguồn lây rõ ràng.
Làm thế nào để biết mình bị viem gan siêu vi C?
- Đa số những người bị nhiễm siêu vi C không hề hay biết mình bị bệnh vì phần lớn họ không có triệu chứng gì. Nếu có, triệu chứng cũng gần tương tự như một số bệnh khác ví dụ như mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sụt cân hay đôi khi có đau tức vùng dưới sườn bên (P). Rất ít trường hợp bệnh nhân có triệu chứng vàng da, vàng mắt. Một điều đáng lưu ý là không có sự liên quan rõ rệt giữa triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nói một cách khác, có những người than phiền rất nhiều triệu chứng nhưng mức độ viêm gan lại nhẹ; ngược lại có những người không cảm thấy có triệu chứng gì nhưng tình trạng viêm nhiễm ở gan lại đang tiến triển khá nhiều.
- Việc phát hiện nhiễm siêu vi C thường là tình cờ đứng trước một trường hợp có xét nghiệm men gan tăng cao hơn bình thường khi bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ, chuẩn bị trước mổ...Lúc đó, để tìm nguyên nhân của bệnh gan, các bác sĩ thường cho làm xét nghiệm tầm soát siêu vi B và C. Những trừơng hợp khác thừơng được phát hiện khi bệnh nhân đi hiến máu.
Muốn biết bị nhiễm viem gan siêu vi C, cần làm các xét nghiệm gì?
- Xét nghiệm dùng để tầm soát tình trạng nhiễm siêu vi C là anti-HCV. Đây là một loại kháng thể do cơ thể tạo ra để phản ứng lại với một vài thành phần cấu tạo của siêu vi. Khi anti-HCV dương tính thì không có nghĩa là cơ thể đã tạo được yếu tố bảo vệ chống lại bệnh này mà chỉ chứng tỏ rằng bệnh nhân đã hoặc đang bị nhiễm siêu vi C. Nói một cách khác, bệnh nhân không được " miễn dịch " với bệnh khi có anti-HCV dương tính. Cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, lúc đầu anti-HCV âm tính nhưng sau 1-2 tháng thử lại thì thấy dương tính. Đó là do anti-HCV thường xuất hiện muộn sau khi bị nhiễm siêu vi C.
- Muốn xác định chắc chắn sự hiện diện diện của viem gan C, người ta có thể làm thêm xét nghiệm tìm HCV-RNA trong máu. Đây là một xét nghiệm khá đắt tiền vì vậy chỉ nên làm khi nào các bác sĩ chuyên khoa Gan thấy thật cần thiết như để quyết định điều trị hay theo dõi điều trị nhằm tránh lãng phí tiền bạc.
- Bác sĩ có thể đề nghị làm sinh thiết gan cho bạn. Đây là phương pháp thực hiện bằng cách dùng kim nhỏ chích qua da, vào gan để lấy ra một ít tế bào gan và đem quan sát dưới kinh hiển vi. Xét nghiệm này cho phép các Bác sĩ xác định được mức độ hư hại của gan, chẩn đoán giai đoạn bệnh, quyết định và đánh giá hiệu qủa điều trị một cách chính xác nhất.
Những người nào cần tầm soát xem có nhiễm siêu vi C?
- Trước tiên là những người đi hiến máu để đảm bảo các loại máu truyền cho người khác không gây nhiễm siêu vi C. Kế đến là những người đã từng được truyền máu và nhất là phải truyền máu nhiều lần như những người bị bệnh ưa chảy máu, chạy thận nhân tạo...Sau đó là những người chích xì ke. Các đối tượng này không phải xét nghiệm tìm siêu vi C mà còn phải tìm cả siêu vi B, HIV...
- Ngoài ra, trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị nhiễm siêu vi C, những người được mổ nhiều lần,châm cứu, xâm mình, các nhân viên y tế...cũng nên được làm xét nghiệm tìm siêu vi C.
- Xét nghiệm dùng để tầm soát tình trạng nhiễm siêu vi C là anti-HCV. Đây là một loại kháng thể do cơ thể tạo ra để phản ứng lại với một vài thành phần cấu tạo của siêu vi. Khi anti-HCV dương tính thì không có nghĩa là cơ thể đã tạo được yếu tố bảo vệ chống lại bệnh này mà chỉ chứng tỏ rằng bệnh nhân đã hoặc đang bị nhiễm siêu vi C. Nói một cách khác, bệnh nhân không được " miễn dịch " với bệnh khi có anti-HCV dương tính. Cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, lúc đầu anti-HCV âm tính nhưng sau 1-2 tháng thử lại thì thấy dương tính. Đó là do anti-HCV thường xuất hiện muộn sau khi bị nhiễm siêu vi C.
- Muốn xác định chắc chắn sự hiện diện diện của viem gan C, người ta có thể làm thêm xét nghiệm tìm HCV-RNA trong máu. Đây là một xét nghiệm khá đắt tiền vì vậy chỉ nên làm khi nào các bác sĩ chuyên khoa Gan thấy thật cần thiết như để quyết định điều trị hay theo dõi điều trị nhằm tránh lãng phí tiền bạc.
- Bác sĩ có thể đề nghị làm sinh thiết gan cho bạn. Đây là phương pháp thực hiện bằng cách dùng kim nhỏ chích qua da, vào gan để lấy ra một ít tế bào gan và đem quan sát dưới kinh hiển vi. Xét nghiệm này cho phép các Bác sĩ xác định được mức độ hư hại của gan, chẩn đoán giai đoạn bệnh, quyết định và đánh giá hiệu qủa điều trị một cách chính xác nhất.
Những người nào cần tầm soát xem có nhiễm siêu vi C?
- Trước tiên là những người đi hiến máu để đảm bảo các loại máu truyền cho người khác không gây nhiễm siêu vi C. Kế đến là những người đã từng được truyền máu và nhất là phải truyền máu nhiều lần như những người bị bệnh ưa chảy máu, chạy thận nhân tạo...Sau đó là những người chích xì ke. Các đối tượng này không phải xét nghiệm tìm siêu vi C mà còn phải tìm cả siêu vi B, HIV...
- Ngoài ra, trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị nhiễm siêu vi C, những người được mổ nhiều lần,châm cứu, xâm mình, các nhân viên y tế...cũng nên được làm xét nghiệm tìm siêu vi C.
Tôi phải làm gi khi được chẩn đoán là bị nhiễm viem gan C?
- Khi bị nhiễm siêu vi C, 80-85% bệnh nhân không có khả năng loại trừ siêu vi ra khỏi cơ thể và sẽ chuyển sang tình trạng nhiễm siêu vi C mãn tính. Trong giai đoạn này, gan có thể tiếp tục bị hư hại. Để đánh giá tình trạng trên, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được làm một số xét nghiệm về gan như men SGOT ( AST ) và SGPT ( ALT ). Một điều đáng lưu ý rằng trong giai đoạn viêm gan C mãn tính, men gan có thể thay đổi bất thường: lúc tăng lúc giảm về trị số bình thường, cho nên khi thấy xét nghiệm men gan bình thường không có nghĩa là bệnh đã ổn định mà cần theo dõi men gan mỗi tháng, ít nhất là 3 lần liên tiếp mới đánh giá được tình trạng hư hại của gan.Bệnh viêm gan siêu vi trùng C có nguy hiểm gì không?
- Một trong những đặc điểm quan trọng của nhiễm siêu vi C là đa số bệnh nhân sẽ không có khả năng tự loại trừ siêu vi ra khỏi cơ thể và họ sẽ trở thành người mang siêu vi C mãn tính.Trong số đó, 25% bệnh nhân có men gan bình thường, tình trạng tiến triển sang viêm gan mãn rất chậm và gan bị hư hại rất ít, họ được gọi là người " lành " mang siêu vi C. Các bệnh nhân còn lại sẽ chuyển sang viêm gan C mãn tính.
- Do bệnh tiến triển chậm đa số các bệnh nhân không có các triệu chứng gì trong suốt 20 năm sau khi bị nhiễm viem gan siêu vi C, cho nên gan bị hư hại ngày càng nhiều nhưng bệnh nhân lại không hề hay biết. Sau 10-20 năm, ít nhất có 10-20% số bệnh nhân này sẽ bị xơ gan. Xơ gan sẽ xảy ra sớm hơn nếu như bệnh nhân uống rượu nhiều hay gan bị hư hại thêm do thuốc hay nhiễm thêm các siêu vi viêm gan khác như siêu vi B, D, HIV...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét