Một vài toa thuốc có sử dụng rau má.
Toa căn bản.
Toa căn bản ra đời vào khoảng
năm 1950 do cụ Võ văn Hưng , một lương y giàu kinh nghiêm ở miền đông nam bộ
soạn. Sau đó toa căn bản được Bác sĩ Nguyển văn Hưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế thời
bấy giờ hưởng ứng và khuyến khích sử dụng. Toa căn bản gồm 10 vị là toa thuốc
rất quen thuộc ở các Bệnh viện, trạm y tế từ bộ đội đến nhân dân, đã góp phần
rất lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến
chống Pháp và chống Mỷ. Toa căn bản có đặc điểm là không có độc tính, dễ sử
dụng, có tác dụng kích thích tiêu hoá, nhuận gan, nhuận trường, lợi tiểu, giải
độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuỳ theo tình trạng của người bệnh và
điều kiện của địa phương mà linh động gia giảm vị thuốc hoặc liều thuốc.
Toa thuốc gồm: Rau má 8g, Rể
tranh 8g, Lá muồng trâu 4g, Cỏ mần chầu 8g Cỏ mực 8g, Cam thảo nam 8g.Ké đầu
ngựa 8g, Củ sả 4g, Gừng tươi 4g, Vỏ quít 4g.
Đổ 3 chén nước sắc còn non một
chén, uống lúc thuốc còn ấm.
Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói.
Có thể làm thuốc bổ
dưỡng cho trẻ em, người già hoặc ngưòi ốm mới khỏi hoặc dùng làm lương khô mang
theo khi đi xa phòng khi thiếu thốn thực phẩm.
Toa thuốc gồm 4 vị : Lá dâu
tầm, Mè đen, Bột củ mài và Rau má.
Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm
hoàn, mỗi hoàn khoảng 5g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn.
Thoái nhiệt đơn.
Có công dụng giảm nhiệt, hạ
sốt, trừ khát, trấn kinh.
Rau má 15%, Hoạt thạch 30%, Sắn
dây 20%, Sài hồ 15%, Thạch cao 10%, Cam thảo 10%.
Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.
Thuốc hạ huyết áp.
Rể nhàu 16g, Rể kiến cò 12g, Lá tre l2g, Rể tranh 12g,Rể cỏ xước 12g, Rau má
16g, Lá dâu 12g
Sắc uống hoặc đóng viên làm trà
uống thay nước hàng ngày.
Sốt xuất huyết.
Rau má 20g, Cỏ mực 16g, Rau sam
16g, Đậu đen 16g. Sắc uống.
Nước ép rau má.
Nước ép rau má là một cách sử
dụng rau má đơn giản và thông dụng nhất. Nước ép rau má tươi có đầy đủ các hoạt
chất và tác dụng đã đề cập. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau
má tươi. Lá rau má mua về rửa sạch, giả hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước
vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít đường cho dễ uống.
Lưu ý.
Rau má có tính lạnh nên những
người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.
Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài
lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét