;

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

CÁC VIRUS VIEM GAN

 CÁC VIRUS VIEM GAN

Cho tới nay, người ta thấy có 6 loại virus viêm gan phổ biến: A, B, C, D, E, G,…Một số siêu vi gây bệnh lý toàn thân gây viêm gan thứ phát, nhưng không đặc hiệu: CMV (cytomegalo virus), EBV (Epstein Barr virus) …..Chỉ có virus gây viêm gan B, C, D là có thể gây viêm gan mãn tính và xơ gan. Ở nước ta phổ biến là viêm gan A, B, C; Trong đó, quan trọng là B, C do nguy cơ của xơ gan , ung thư gan. Đặc điểm của một số loại virus viêm gan (xem bảng dưới):


 
Họ
A
B
C
D
E
G
Thời gian nhiễm virus trong máu
Ngắn
Kéo dài
hoặc mạn tính
Kéo dài
hoặc mạn tính
Kéo dài
hoặc mạn tính
Ngắn
Đang
nghiên cứu
Khả năng gây dịch
++
-
-
-
++

Đường lây:






-Miệng
++
+


++

-Máu

++
++
++
-
++
-Sinh dục
-
+
+
+
-

Chất gây nhiễm:






-Phân
++
-
-
-
++

-Máu, các sản phẩm máu
-
++
++
++
-
++
-Chất bài tiết
-
+
+
+
-

-Thời gian ủ bệnh (tuần)
2-6
4-28
4-6
4-12
6

-Mang vi khuẩn mạn không triệu chứng
-
+
+
+
-

-Gây viêm gan mạn
-
+
+
+
-

 
 VIEM GAN A - (Hepatitis A virus - HAV) 
1. Dịch tễ
Viem gan A tìm thấy khắp nơi trên thế giới, có mối liên quan chặt chẽ với trình độ phát triển kinh tế, găp nhiều nhất ở Trung - Nam Mỹ, Phi châu, Á châu và Địa Trung Hải 
Dịch tễ của Viêm gan A có một số đặc điểm sau:
·         Dịch có khuynh hướng chu kỳ khi số lượng cá thể nhạy cảm đông. Tỉ lệ nhiễm siêu vi A rất cao ở những nơi đông dân cư , vệ sinh kém: trại lính , nhà tù … 
·         Đặc hiệu ở lứa tuổi trẻ em, chủ yếu ở lứa tuổi mẫu giáo-tiểu học. Ở các nước đang phát triển hầu hết trẻ em dưới 10 tuổi đều nhiễm siêu vi A ở dạng không có triệu chứng lâm sàng 
·         Chu kỳ mùa rõ rệt: ở miền Bắc xuất hiện quanh năm, khuynh hướng giảm vào những tháng khô lạnh 12, 1, 2, tăng vào những tháng nóng và mưa nhiều từ tháng 6 tới tháng 11 giống như các bệnh đường tiêu hóa khác. 
·         Ở nông thôn nhiều hơn thành thị 
·         Ổ dịch gia đình 
·         Giảm xuống khi được tiêm phòng gamma globulin 
·         Tỷ lệ diễn biến xấu rất thấp 
2. Lây lan - của bệnh viem gan
Lây chủ yếu qua đường tiêu hóa thông qua: thức ăn, nước uống bị nhiễm, tiếp xúc qua tay bị ô nhiễm, qua dịch tiết vùng mũi - họng, khí dung, nước bọt. Các đối tượng đồng tình luyến ái, có thể lây qua tiếp xúc tình dục qua đường miệng-sinh dục-hâu môn. 

3. Phòng ngừa bệnh viem gan a và các loại bệnh về gan
·         Bệnh lây qua ăn uống nên vấn đề vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân rất quan trọng. 
·         Cách ly và điều trị bệnh nhân khỏi lây lan cho tập thể. 
·         Hiện nay đã có vaccin ngừa viêm gan A rất hiệu quả. Tuy nhiên, có lẽ do giá thành cho tới nay chưa có một quốc gia nào có chủ trương quy mô quốc gia đưa vaccin viêm gan A vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiêm chủng cho những tập thể, trẻ nhỏ, thanh niên hoặc nhóm có nguy cơ cao có lẽ có thể thực hiện để giảm tần xuất bệnh ở mức quốc gia. Nhìn lâu dài việc loại trừ, thậm trí thanh toán, viêm gan A sẽ được xem xét như đối với bệnh bại liệt. 
VIEM GAN B  -    (Hepatitis B virus - HBV) 
1. Dịch tễ
 Khoảng 2 tỷ người trên thế giới có bằng chứng đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan B và 350 triệu người mang virus này mãn tính. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới viêm gan B được xếp hàng thứ 9 trong những nguyên nhân gây tử vong, Việt Nam thuộc vùng dịch tễ lưu hành cao của siêu vi B và là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới tỉ lệ nhiễm từ 15-20%. HbsAg dương tính ở nam cao hơn ở nữ, nhưng tỉ lệ kháng HBC ở nữ cao hơn nam, cho thấy rõ tính miễn dịch của nữ đối với virus viêm gan B thấp hơn của nam. Phương diện phân bố theo độ tuổi, tỉ lệ HbsAg dương tính có hai cao trào, một là cao trào ở độ tuổi trước 10 tuổi, thứ hai là cao trào ở độ tuổi 30 đến 40 tuổi.
Khu vực lưu hành cao, tỷ lệ nhiễm: 8 -20% : Trung Quốc, Đông Nam Á, Chây Phi
Khu vực lưu hành trung bình , tỉ lệ nhiễm: 2-7%: Đông Âu, Cận Đông, Nga.  
·         Khu vực lưu hành thấp, tỉ lệ nhiễm: 0,1- 0,5%: Bắc Mỹ, Úc Châu, Tây Âu.
2. Lây lan
 Bệnh lây chủ yếu bằng các đường sau:
·         Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus. 
·         Lây truyền từ mẹ sang con. Theo thống kê cho thấy, trong số những người mắc kèm HbsAg thì có đến 1/3 bị nhiễm bệnh qua con đường từ mẹ sang con. Nếu mẹ có HbsAg dương tính, thì ước tính có 40-50% nguy cơ con cũng bị biến thành dương tính. Nếu HbsAg của mẹ dương tính, HbeAg cũng dương tính (có nghĩa là hai lần dương tính) thì 90% đến 100% ở con cũng có HbsAg. Trong đó, gây nhiễm qua quá trình chuyển dạ là chủ yếu chiếm 80%. 
·         Lây do dùng chung đồ với người bệnh như dao cạo râu , bàn chải đánh răng , lây qua vết trầy sướt……..
·         Lây truyền qua đường sinh dục. 
3. Phòng ngừa
 - Kiểm soát các nguồn lây trong môi trường, gia đình, bệnh viện.
- Hiện nay có vaccin ngừa viêm gan siêu vi B rất hữu hiệu. 
TT
Đối tượng
Liều vaccin (mg)
Phác đồ
1
Bé sinh từ mẹ HBsAg và HBeAg (+)
5
Ngay lúc sinh (1 mũi vaccin + 1 mũi 0,5ml H-BIG “Hepatitis B immune globulin”), tháng thứ 1, 5 và 12
2
Bé sinh từ mẹ HBsAg (-) và HBeAg (-)
2,5
Ngay lúc sinh, tháng thứ 1 và tháng thứ 5
3
Tất cả trẻ em <1 tuổi
2,5
Ngay lúc sinh, tháng thứ 1 và tháng thứ 5
4
Từ 1 đến 17 tuổi
2,5
0, 1, 6 tháng
5
18 đến 40 tuổi
5
0, 1, 6 tháng
6
Người lớn > 40 tuổi
10
0, 1, 6 tháng
 VIÊM GAN SIÊU VI C
1. Dịch tễ
Hiện nay có khoảng 3% dân số thế giới nhiễm siêu vi C và trên 170 triệu người mang virus này mãn tính. Ở Việt Nam tỉ lệ nhiễm khoảng 1,8%. Ở nước ta cũng như các nước đang phát triển cho  tới nay việc nghiên cứu dịch tễ học nhiễm HCV còn rất hạn chế. Sở dĩ vậy vì một phần chúng ta đang còn tập trung vào nghiên cứu nhiễm HBV, một bệnh phổ biến hơn và cũng nhiều nguy hiểm. 
Tỉ lệ mắc ở khu vực Châu Á thay đổi 1-5% . Ai Cập có tỉ lệ nhiễm cao nhất thế giới 15% . Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 8.000-10.000 trường hợp tử vong do viêm gan C. 
2. Lây lan
- Người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C. 
- Dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi viem gan C. 
- Nhân viên y tế: do tiếp xúc bệnh phẩm nhiễm siêu vi C trong quá trình làm việc. 
- Đường tình dục. 
- Từ mẹ sang con. 
- Nguyên nhân khác: xăm mình , xỏ lỗ tai. 
- Có trường hợp nhiễm không rõ đường lây. 
3. Phòng ngừa và cách dieu tri viem gan a
Hiện tại chưa có vaccin ngừa viêm gan C, chỉ có thể: 
- Tránh tiếp xúc thân mật với người bệnh hay người mang mầm bệnh. Đặc biệt nếu mẹ bị nhiễm HCV không nên cho con bú. Tuy nhiên, không có chủ trương không sinh đẻ khi mẹ nhiễm HCV. 
- Tránh sử dụng kim tiêm, ống tiêm hay đụng chạm với dụng cụ bén nhọn bị hoại nhiễm. 
- Loại bỏ mẫu máu bị hoại nhiễm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét